Thuốc Qapanto- điều trị viêm loét dạ dày
- Hoạt chất:
Thuốc Qapanto có chứa hoạt chất chủ yếu là pantoprazole. Pantoprazole được ví như một thuốc ức chế bơm proton có chọn lọc, qua đó có thể giúp làm giảm lượng axit được sản xuất trong dạ dày của bạn
Thuốc Qapanto là sản phẩm gì?
Thuốc Qapanto có chứa hoạt chất chủ yếu là pantoprazole. Pantoprazole được ví như một thuốc ức chế bơm proton có chọn lọc, qua đó có thể giúp làm giảm lượng axit được sản xuất trong dạ dày của bạn

Thừa axit dạ dày
Thành phần của Thuốc Qapanto
- Pantoprazol: 40mg.
- Tá dược (Manitol, cellulose vi tinh thể, tinh bột ngô, natri starch glycolat, natri carbonat, calci stearat, HPMC, propylen glycol, titan dioxyde, Sắt oxyde vàng, poly sorbat 80, natri lauryl sulfat, triethyl citrat): vừa đủ 1 viên.
Công dụng – Chỉ định của Thuốc Qapanto
Thuốc Qapanto 40mg với thành phần chủ yếu là Pantoprazole có hàm lượng 40mg được sử dụng để điều trị người lớn và thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên trong các bệnh lý như sau:
- Viêm thực quản do trào ngược;
- Nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân loét tá tràng, loét dạ dày và sử dụng phối hợp 2 loại kháng sinh diệt khuẩn;
- Loét dạ dày, tá tràng do nguyên nhân khác ngoài Helicobacter pylori;
- Hội chứng Zollinger-Ellison và các tình trạng khác tạo ra quá nhiều axit trong dạ dày.
Cách dùng – Liều dùng Thuốc Qapanto
Liều dùng
- Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Liều khởi đầu: Dùng từ 1/2v-1v/ ngày/ lần. Điều trị trong thời gian từ 4 tuần hoặc 8 tuần theo sự chỉ định của bác sĩ
- Liều duy trì: Dùng từ 1/2v-1v/ ngày/ lần
- Liều dùng đối với trường hợp tái phát: 1/2v/ ngày/ lần.
- Bệnh viêm thực quản ở mức độ trung bình hoặc nặng do trào ngược dịch dạ dày và loét đường tiêu hóa
- Loét dạ dày lành tính: 1v/ ngày/ lần. Điều trị trong khoảng thời gian từ 4 – 8 tuần theo sự chỉ định của bác sĩ
- Loét tá tràng: 1v/ngày/lần. Điều trị theo chỉ định của bác sĩ trong khoảng từ 2 – 4 tuần.
- Liều dùng cho người mắc viêm loét dạ dày do nhiễm Helicobacter pylori :Dùng kết hợp 40mg Patoprazol 2 lần/ngày với 500mg Clarithromycin 2 lần/ngày và 1g Amoxicillin 2 lần/ngày hoặc 400mg Metronidazol 2 lần/ngày.
- Phòng ngừa loét do sử dụng thuốc kháng viêm không steroid: Liều tham khảo sử dụng 1/2v/ ngày/ lần.
- Hội chứng Zollinger – Ellison
- Liều khởi đầu: Sử dụng hàng ngày, dùng 2v/ngày 2 lần
- Liều duy trì: Dùng từ 2-6v/ ngày
- Liều dùng cho bệnh nhân bị suy gan: Liều tối đa không vượt quá 1/2v/ngày hoặc 1v/ngày đối với liều cách ngày
- Liều dùng cho bệnh nhân bị suy thận: Liều tối đa không vượt quá 1v/ngày
Cách sử dụng
- Dùng bằng đường uống, uống trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ, tránh uống với các đồ uống khác mà nên uống với nước lọc tinh khiết
- Không nghiền, bẻ, nhai viên thuốc có thể làm giảm lượng hoạt chất. Nên nuốt nguyên viên thuốc.
- Không được tùy ý tăng giảm liều mà cần theo sự chỉ định của bác sĩ.
Chống chỉ định của Thuốc Qapanto
- Thuốc Qapanto không được sử dụng cho những bệnh nhân mẫn cảm với những thành phần của thuốc là Bicalutamide hay bất kì thành phần nào của thuốc.
- Không dùng Qapanto để điều trị phối hợp diệt H.P ở bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan và thận từ trung bình đến nặng
Lưu ý thận trọng khi sử dụng Thuốc Qapanto
- Những người có tiền sử hoặc đang bị hạ magnesi cần đo nồng độ magnesi trước khi quyết định sử dụng thuốc
- Không nên sử dụng thuốc ức chế bơm proton cùng với Digoxin hoặc những loại thuốc có khả năng gây hạ magnesi huyết như thuốc lợi tiểu
- Thành phần pantoprazol trong thuốc có khả năng làm sai lệch chuẩn đoán nên gười bệnh cần loại trừ nguy cơ loét đường tiêu hóa ác tính trước khi dùng thuốc..
- Thuốc Qapanto có khả năng tác động đến gan làm tăng nhẹ ALT (SGPT) huyết thanh
- Thuốc có khả năng tác động và làm kém hấp thu Cyanocobalamin
- Thận trong khi sử dụng cho trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và cho con bú
- Thận trọng với người lái xe hoặc vận hành máy móc vì uống thuốc có khả năng gây buồn ngủ, rối loạn thị giác.
- Kiểm tra kĩ chất lượng thuốc, hạn sử dụng và bảo quản đúng cách khi dùng.
Sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
Chưa có nghiên cứu về độ an toàn của pantoprazol khi dùng trong giai đoạn thai kỳ và nuôi con bú, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết và lợi ích lớn hơn nguy cơ.
Tác dụng phụ của Thuốc Qapanto
- Tác dụng phụ thường gặp
- Cơ thể mệt mỏi
- Đau đầu
- Chóng mặt, hoa mắt
- Phát ban, ngức, nổi mề đay
- Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy
- Tác dụng phụ ít gặp
- Ngứa ngáy
- Cơ thể suy nhược
- Đau cơ, đau khớp, loãng xương
- Tăng enzym gan.
Tương tác Thuốc Qapanto
- Digoxin, thuốc lợi tiểu làm hạ magnesi huyết khi dùng chung với Qapanto
- Warfarin làm tăng chỉ số INR và thời gian prothrombin khi dùng chung với các thuốc Qapanto. Điều này làm tăng nguy cơ chảy máu bất thường và tử vong.
- Sucralfat có khả năng làm chậm hấp thu và ức chế hoạt động chữa bệnh của Qapanto. Do đó bạn cần uống thuốc ít nhất 30 phút trước khi sử dụng Sucralfat.
- Thuốc có độ hấp thu phụ thuộc pH của dạ dày như: muối sắt, Ampicillin ester, Ketoconazol với Qapanto có thể làm giảm hoặc làm tăng độ hấp thụ của thuốc.
Bảo quản Thuốc Qapanto
- Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh xa tầm với của trẻ em.
- Tránh xa ánh nắng mặt trời và nơi ẩm thấp.
Dạng bào chế của Thuốc Qapanto
Viên nén
Quy cách đóng gói của Thuốc Qapanto
Hộp 6 vỉ x 10 viên

Qapanto
Nhà sản xuất của Thuốc Qapanto
Atlantic Pharma- Producoes Farmaceuticas S.A
Địa chỉ mua Thuốc Qapanto uy tín, chính hãng
Thuốc Qapanto được bán tại các nhà thuốc trực thuộc hệ thống Thục Anh Pharmacy. Quý khách hàng tại Hà Nội qua trực tiếp các cơ sở tại đây
- Hoặc mua online thông qua website; Thucanhpharmacy.vn đội ngũ dược sĩ tư vấn sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng 24/7 thông qua Hotline/Zalo : 092.468.2238
- Hệ thống nhà thuốc cam kết chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh
Thục Anh Pharmacy với phương châm đặt chữ “tín” lên hàng đầu đã khẳng định được chất lượng của mình trong nhiều năm hoạt động trên thị trường. Dược sĩ Diễm Mi là người có chuyên môn kinh nghiệm, luôn sẵn sàng tư vấn người bệnh nhiệt tình và chu đáo. Bạn có thể liên hệ website Thucanhpharmacy.vn để gặp dược sĩ Mi và trao đổi, giải đáp các thông tin về thuốc mà người dùng thắc mắc. |

Đánh giá Thuốc Qapanto- điều trị viêm loét dạ dày
Chưa có đánh giá nào.
Chưa có bình luận nào