HẬU COVID-19: NÊN KIỂM TRA CHỨC NĂNG HÔ HẤP SỚM – ĐẶC BIỆT LÀ PHỔI Copy
Triệu chứng của hậu Covid- 19 là gì ?
Nếu bạn đang cảm thấy khó thở, hụt hơi, ho kéo dài, đau tức ngực, suy giảm chức năng hô hấp, hạn chế hoạt động thể lực hậu Covid-19, với mức độ từ nhẹ đến nặng, cũng không nên chủ quan

Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ quan hô hấp, đặc biệt là phổi của bạn đang bị tổn thương.
Khi Virus Sars CoV-2 tấn công vào cơ thể có thể gây phản ứng viêm, xơ hóa, rối loạn đông máu, lâu dài có thể gây ra các tổn thương phổi, trong đó xơ phổi và tắc mạch phổi là 2 di chứng nặng nề nhất ở phổi, cần được phát hiện sớm, theo dõi và xử trí kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Sau khi mắc Covid-19 người dân nên theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu thấy có các biểu hiện trên nên đi thăm khám, kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế để được bác sĩ theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại.
Việc thăm khám sức khỏe sớm giai đoạn hậu Covid-19, sẽ giúp phát hiện sớm và xử lý sớm những di chứng ở phổi hậu covid-19. Đồng thời bác sĩ sẽ tư vấn về chế độ dinh dưỡng, hướng dẫn tập phục hồi chức năng để bạn mau chóng phục hồi chức năng phổi, cũng như chức năng cơ quan hô hấp.
Kiểm tra để phát hiện chính xác tổn thương phổi và điều trị kịp thời
- Xquang số hoá phổi thẳng hoặc chụp cắt lớp vi tính lồng ngực nhằm đánh giá bất thường lồng ngực và tổn thương thường gặp ở phổi như hình kính mờ, xơ hóa phổi, viêm phổi tổ chức, dày các vách liên tiểu thùy, khí phế thũng…

Xquang số hoá phổi thẳng
- Đo chức năng hô hấp, trao đổi khí ra vào phổi, phát hiện sớm các nguy cơ rối loạn không khí (tắc nghẽn, hạn chế)
- Tỷ lệ xơ phổi sau Covid-19 được các chuyên gia ước tính khoảng 2-6% các trường hợp Covid-19 mức độ vừa và nặng.
Các biện pháp điều trị hậu Covid – 19
Tập thở sau di chứng hậu Covid – 19
Tập thở bụng và tập thở ngực là hai bài tập hỗ trợ phục hồi di chứng hậu Covid-19 theo y học cổ truyền, nhằm tăng thông khí phổi.

Một số phương pháp bổ trợ phục hồi di chứng bệnh nhân Covid-19 theo y học cổ truyền phù hợp nhằm tăng thông khí phổi, thứ nhất là thở bụng. Thở theo nhịp điệu “êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài”. “Êm, nhẹ” có nghĩa là không khí qua mũi vào phổi, từ phổi ra ngoài một cách nhẹ nhàng, người đứng bên không nghe thấy hơi thở, bản thân cũng không nghe thấy hơi thở của mình.
“Đều” có nghĩa là thở theo một nhịp điệu nhất định từ lúc tập đến lúc thôi tập luyện ở tư thế, không có hiện tượng lúc nhanh lúc chậm, lúc mạnh lúc yếu, lúc ngắn, lúc dài. Phải dùng ý để điều chỉnh hơi thở cho đạt yêu cầu trên.
“Chậm, sâu, dài” có nghĩa là khi hít vào phải sâu, khi thở ra phải dài, tốc độ chậm. Có chậm mới bảo đảm được êm, nhẹ. Khi thở đạt êm đều nhẹ chậm sâu dài rồi, số lần thở trong một phút sẽ giảm xuống còn 6 -10 lần. Có thể ít hơn nữa tùy theo sức.
Khi thở ra bụng dưới lép xuống khi hít vào bụng dưới phồng lên. Đây là biểu hiện bên ngoài của thở. Muốn đạt tiêu chuẩn này, vấn đề căn bản là phải đạt cơ thể dãn và dãn cho tốt. Lúc đó các bắp thịt ở bụng mới phồng theo sự thay đổi áp lực ở bụng do vận động của cơ hoành gây nên. Nếu dãn chưa tốt có thể chỉ bụng trên phồng, bụng dưới không động đậy.
Điều cần nhớ và làm cho tốt là mỗi lần tập đều bắt đầu bằng thở dài ra và tóp bụng lại, sau đó mới hít vào để bụng phồng lên. Nếu bắt đầu bằng hít vào cho bụng phồng lên trước sau đó mới thở dài ra để bụng tóp lại thì thường không đạt yêu cầu, và ta sẽ lúng túng. Mỗi lần tập 3-5 phút, ngày tập 2-3 lần.
Thứ hai là thở ngực. Sau một thời gian luyện thở, một số người có thể từ thở tự nhiên có điều chỉnh chuyển dần thành thở ngực, cũng có người cố tập để đạt thở ngực. Tiêu chuẩn của thở ngực là thở theo nhịp điệu: êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài. Hít vào ngực nở, bụng lép, thở ra ngực lép, bụng hơi phồng.
Lưu ý, thở sâu có tác dụng chung làm tinh thần dễ đi vào yên tĩnh, thông qua sự thay đổi áp lực ở bụng và ngực để xoa bóp nội tạng một cách nhịp nhàng, trong một thời gian tương đối dài làm tăng sức khỏe của nội tạng và cải thiện tuần hoàn trong ổ bụng. Càng làm dãn tốt tinh thần càng yên tĩnh, càng dễ đạt yêu cầu của thở sâu. Do đó vấn đề quan trọng trong luyện thở vẫn là làm dãn tốt và đạt yên tĩnh tốt.
Người bị bệnh đường tiêu hóa, sa nội tạng… đều có thể dùng thở sâu để chữa bệnh. Nếu bụng dưới đầy chướng khi tập thì tạm nghỉ thở sâu và chuyển sang thở tự nhiên.
Khi thở sâu, hết sức tránh gò bó, tránh việc điều khiển các bắp thịt bụng, ngực tham gia vào việc thở, vì như vậy dễ mệt mỏi. Mỗi lần tập 3-5 phút, ngày tập 2-3 lần.
Sử dụng thuốc kháng xơ phổi
Một số người bệnh được chỉ định điều trị ban đầu với prednisone corticosteroid, có thể kết hợp thêm các loại thuốc ức chế miễn dịch khác như methotrexate, cyclosporin. Các loại thuốc này có thể có một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy hoặc phát ban.
…..